20+ Mẫu Thiết Kế Nhà Chia Lô Đẹp, Xu Hướng Mới Nhất 2024
- 01/07/2023
- Dịch vụ, MẪU THIẾT KẾ NHÀ ỐNG ĐẸP, MẪU THIẾT KẾ NHÀ PHỐ ĐẸP, NHÀ ỐNG, NHÀ LÔ PHỐ, THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
- Kiến Tạo Việt
Nội dung bài viết
Thiết Kế Nhà Chia Lô, Nhà lô phố
Có nhiều cái tên để mô tả một loại hình kiến trúc nhà ở (Thiết kế nhà chia lô ) mang đặc trưng riêng của Việt Nam.
Nhà chia lô là một dạng nhà dài chỉ có một hoặc 2 mặt tiền với chiều rộng mặt tiền chỉ khoảng từ 3,3 đến 6m còn chiều dài có thể từ 8 đến 40m.
Trong đó các không gian phòng được bố trí trải dài theo chiều dài nhà. Đó là nhà ống, nhà chia lô, nhà phố, nhà phân lô…. Vậy nhà phố có điểm gì đặc biệt để được quan tâm và trở thành một loại kiến trúc điển hình như vậy.
Kiến tạo việt xin giới thiệu đặc trưng của nhà chia lô, nhà phố.
Đây là loại nhà mà các căn được đặt cạnh nhau, xếp thành từng dãy và có thể xây dựng hàng loạt và khai thác không gian từ mặt đất trở lên.
Nhưng những lô đất hẹp được ghép sát nhau khiến ngôi nhà chính cũng là từng khối ghép liền nhau chỉ còn khả năng tạo sân vườn ở trước mặt và sau lưng.
Loại nhà này còn được gọi là nhà ở khối ghép, nhà hàng phố, nhà kiểu dãy, kiểu băng, thiết kế nhà chia lô. Mỗi căn nhà thường chỉ có một hoặc hai hướng, có lối vào phía trước, có hai mặt tương tiếp xúc hoặc chung với hai căn bên cạnh.
Nhà hàng phố (chỉ có sân sau, sân trong) đây là loại nhà đồng thời có thể sử dụng để ở và để kinh doanh vì nhà ở gắn liền với hè phố tạo nên những mặt phố. Nhìn chung các ngôi nhà này chỉ có thể lấy ánh sáng tự nhiên từ một hướng đó là từ đường phố.
Để cải tạo điều kiện khí hậu cho các phòng ở và phòng sinh hoạt trong từng gia đình thì mỗi nhà thường có từ một đến hai sân trong. Từ những sân trong này được thiết kế lộ thiên kiểu giếng trời để lấy ánh sáng.
Đặc trưng của nhà chia lô là luôn chia các không gian theo một tuyến dọc với 2 phòng được ngăn cách bằng khu cầu thang và khu vệ sinh.
Trong bài viết này Kiến Tạo Việt xin giới thiệu một mô hình nhà chia lô cơ bản và thông dụng trong tổ chức mặt bằng một ngôi nhà chia lô hiện đại và tiện nghi.
Tầng 1: Thông thường tầng 1 của nhà chia lô lấy một phần phía trước làm chỗ để xe và phía sau làm phòng ăn và khu bếp. Nếu nhà có điều kiện lên để lại một phần đất nhỏ phía sau nhà tạo sân sau để làm khoảng thoáng cho các phòng phía sau nhà ( được lấy sáng và lấy không khí vào phòng ).
Tầng một bố trí cầu thang nép sang một bên là tốt nhất vì khi đó không gian được liên thông, tầm view từ phòng ăn ra cửa đi chính không bị hạn chế, dễ quan xát, cảm giác nhà sẽ rộng và thoáng hơn, như thế căn nha dep hơn
Tầng 2: Thường bố trí phòng khách phía trước nhà còn phía sau có thể là phòng ngủ hoặc phòng làm việc của chủ nhà. Các phòng phía trước và phía sau nhà cần được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên để lấy gió và ánh sáng vào phòng nhằm tránh khí độc lưu trú trong phòng.
Tầng 3, 4: Các tầng trên thông thường bố trí làm phòng ngủ với khu vệ sinh chung. Với những gia chủ thích vệ sinh khép kín thì sẽ phân khu vệ sinh thành 2 khu và cho vào trong từng phòng ngủ. Phương án đưa vệ sinh vào riêng từng phòng đòi hỏi nhà phải có diện tích lớn để đảm bảo các khu vệ sinh đó không bị quá bé.
Tầng tum: Bố trí phòng thờ, phòng giặt và sân phơi đồ. Hệ thống cấp thoát nước phải được tính toán kỹ để thu vào hộp kỹ thuật chẩy ra hệ thống chung. Tránh để lộ ống cấp và thoát nước, tránh để nước mưa bám vào mặt tiền nhà gây rêu mốc tường.
Một số gợi ý khi bố trí công năng cho nhà lô phố, thiết kế nhà chia lô.
Khu vệ sinh:
– Bố trí nơi có ánh sáng và thông gió tốt hoặc gần khu cầu thang, giếng giời.
– Không bố trí trên nóc khu bếp, phòng thờ, giường ngủ, bàn ghế phòng khách.
– không bố trí mở cửa ra hướng lên của cầu thang.
– Không mở cửa vệ sinh nhìn vào bếp và phòng ăn, phòng khách, cửa đi chính.
Cầu thang:
– Không bố trí số bậc thang chẵn ( tính số bậc theo công thức : số bậc/4 dư 1 ).
– Bề rộng bậc trong khoảng từ 240 đến 300mm còn chiều cao bậc trong khoảng từ 150 đến 200mm.
– Chân cầu thang không đâm thẳng ra cửa đi chính, không đâm vào khu vệ sinh.
Vườn sân thượng:
Hiện nay có nhiều công ty, nghệ nhân thiết kế đã biến sân thượng trở thành vườn với nhiều biến thể phong phú. Đây cũng là biện pháp chống thấm, chống nóng hiệu quả cho mái bằng. Nói chung, vườn sân thượng nên làm theo kiểu vườn “treo”, tức là các phần đổ đất trồng cây hoặc hồ nước không bám trực tiếp lên sàn sân thượng mà được làm cách khoảng với sàn hai lớp, có bố trí thoát nước để chống thấm và xử lý kỹ thuật dễ dàng.
Do tính chất vườn trên cao không thể như vườn dưới đất, cần chọn loại cây phù hợp và tránh làm quá rậm hoặc pha nhiều thứ. Cũng cần bố trí khoảng tập thể dục hoặc lối đi lại, chỗ ngồi nghỉ và đôi khi chỉ cần mộ rẻo nhỏ trồng cây nền, điểm xuyết vài mảng hoa, còn lại bố trí chỗ ngồi, ta vẫn có thể tạo nên góc thiên nhiên hữu dụng.
Góc sân thượng cũng có thể bố trí gạch thẻ, đổ đất trồng hoa dừa và mười giờ cùng với cây lá sáng làm nền. Thêm vào một bụi trúc và dừa Hawaii, ta có thể có ngay một trốn thư giãn nhiệt đới ấm áp mà không cần quá tốn kém. Tính toán trước khoảng lam để treo vài giỏ hoa, phần nền chỉ thuần trồng cỏ xanh ngắt. Cách dùng cây cối có chọn lọc và không cần sắp đặt cầu kỳ khiến khoảng vườn nhỏ này luôn nhẹ nhàng và tĩnh lặng, hợp cho những gia chủ có lối sống hướng nội.
Giếng trời, ánh sáng tự nhiên:
Thông thường, khi nhà ống có chiều dài khoảng 10 m trở lên thì nên thiết kế giếng trời. Độ rộng giếng trời tùy thuộc vào diện tích khu đất, nhưng không nên nên nhỏ hơn 1 m vì sẽ gây thiếu thẩm mỹ. Mẫu nhà đẹp càng cao thì giếng trời càng phải rộng.
Cấu tạo giếng trời có 3 phần gồm phần chân tiếp xúc mặt đất, phần lưng và phần mái. Phần chân có thể bố trí cây hoa, non bộ kết hợp với không gian tiếp khách hoặc phòng ăn. Phần lưng là nơi chiếu sáng cho các tầng bên trên. Phần mái để chiếu sáng, thông gió.
Với đặc điểm không gian cao và hẹp, ánh sáng yếu, bạn có thể trang trí giếng trời giống như một thác nước, một vách nổi để tạo cảm giác đưa thiên nhiên vào trong nhà. Cũng có thể biến giếng trời thành nơi trưng bày các bộ sưu tập như chân dung gia đình, các loại cây, hoa… để tạo cảm giác sinh động khi đi lại trên cầu thang. Giếng trời cũng là nơi thích hợp để treo loại đèn chùm buông thả dài hoặc trang trí hoa, bóng trong những dịp lễ Tết.
Nhược điểm của giếng trời là gây tiếng ồn. Vì vậy, cần chọn bố trí các vật liệu chống ồn. Nơi trồng cây, bố trí thác nước phải được chống thấm tốt. Chỗ trồng cây phải thuận tiện tưới nước. Các vật dụng treo ở thành cầu thang, giếng trời phải dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, không va đập vào đầu người đi lại. Ngoài ra, các cửa sổ, hành lang mở ra giếng trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ. Không bố trí chỗ ngồi ngay dưới chân giếng trời để đảm bảo an toàn.
Để cho quá trình thiết kế và xây dựng được diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn, Kiến Tạo Việt khuyến khích quý độc giả nên tìm đến những đơn vị thi công thiết kế uy tín chất lượng phù hợp với túi tiền và phong cách làm việc của quý gia chủ. Nếu có thắc mắc xin đừng ngại gọi đến hotline 0903.221.369 và 0981.221.369 để được giải đáp nhanh nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIẾN TẠO VIỆT
Căn 11 Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia SME
Tô Hiệu, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
☎ : 0903-22-1369 • ☎ : 0981-22-1369