Quy Hoạch Đô Thị
Bản vẽ quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các thành phần trong qui hoạch đô thị là: Khu trụ sở, khu trung tâm, khu nhà cao tầng, khu thương mại, khu biêt jthự, khu nhà lô phố….
quy hoạch đô thị
Trong quy hoạch đô thị bao gồm các thành phần sau:
+ Khu trung tâm hành chính: Đặt các trụ sở công quyền và khoa học, bảo tàng, quản trường, cây xanh…
+ Khu trung tâm kinh tế: Bố trí các khu thương mại, nhà hàng, trụ sở, khu vui chơi giải trí, buôn bán….
+ Khu vực các công trình hạ tầng xã hội: Bệnh viện, trường học, nhà văn hóa, bến, bãi xe, sân chơi….
+ Khu vực nhà cao tầng: Bố trí dọc theo trục trung tâm và tạo điển nhấn cho đô thị.
+ Khu nhà ở thấp tầng: Bố trí chí thành các tiểu khu, nằm bao quanh khu trung tâm.
+ Khu nhà phân lô: Chạy dọc theo các tuyến phố, trục giao thông đô thị, khu dân cư tập chung.
+ Khu nhà ở biệt thự: Nằm xen kẽ giữa các tuyến phố và gần các công viên, hồ nước có cảnh quan tốt.
+ Đất dự trữ phát triển, khu cây xanh, hồ nước, công viên, khu sinh thái…
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và quý giá bởi tính có hạn của nó.
Vì vậy sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả là một việc hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.“Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết, vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian” – Theo Karl Marx.
Theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Các đô thị của Việt Nam được phân loại theo những tiêu chuẩn như sau:
Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học .
– Kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế .
– Xã hội của cả nước .
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên .
– Có cơ sở hạ tầng quy hoạch đô thị được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh .
– Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên .
– Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên.
Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế .
– Xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước .
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên .
– Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh .
– Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên .
– Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế .
– Xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước .
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên .
– Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh .
– Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên .
– Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế .
– Xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh .
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên.
– Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh .
– Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên .
– Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
– Xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh .
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên.
– Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
– Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên.
– Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.
Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;
– Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;
– Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;
– Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 700 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; 7 đô thị loại I gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Nha Trang, Đà Lạt.
Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế – xã hội- môi trường.
Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành Quy hoạch đô thị là:
• Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tư và phát triển bất động sản phải tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội-kinh tế riêng từng khu vực cụ thể.
• Văn hóa, lối sống cộng đồng
• Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở
• Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực
• Đầu tư hạ tầng kỹ thuật
• Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên
• Phát triển bền vững của nhân loại.
Bộ khung pháp lý cho các đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam gồm:
• Luật Quy hoạch Đô thị 2009
• Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị – kèm theo Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
• Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị – kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
• Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị – kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành]]
Hệ thống đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam tuân theo Quy định của Luật Quy Hoạch, Nghị định 37/2010, Thông tư 10/2010/TT-BXD, về nội dung hồ sơ bản vẽ bao gồm:
• Đồ án Quy hoạch chung đô thị với tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000
• Quy hoạch Phân Khu với tỷ lệ 1/2.000 – 1/5.000
• Quy hoạch đô thị chi tiết với tỷ lệ 1/500
• Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị
• Đồ án thiết kế đô thị
Các đồ án khác có liên quan gồm có:
• Quy hoạch xây dựng vùng – Theo nội dung của Nghị định 08
• Quy hoạch xây dựng điểm dân c¬ư nông thôn – thực hiện theo Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành – kèm theo Thông tư 09/2010/TT-BXD quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng ban hành
• Nội dung thiết kế đô thị là một phần trong nội dung lập các đồ án Quy hoạch chi tiết trong đồ án Quy hoạch chung và đồ án Quy hoạch phân khu. Tuy nhiên trong một vài trường hợp nó có thể là một đồ án độc lập, kinh phí được tính khi Thiết kế đô thị của một số khu vực đô thị có yêu cầu phải lập thành đồ án riêng (tối đa là 60% của quy hoạch chung tương ứng) – Thông tư 17/2010/TT-BXD.
Cơ sở của quy hoạch đô thị là hệ thống các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tổ chức xây dựng đô thị. Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; nhóm bốn đối tượng tác động chính đến kết quả đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quy hoạch đề xuất ra các giải pháp, mục đích, thời gian và nguồn lực cụ thể để thực hiện
Đơn giá thiết kế qui hoạch được tính như sau:
Giá thiết kế = Sqh x Gtk x K1 x K2 x K3
Sqh: Quy mô thiết kế quy hoạch (ha)
* Gtk: Đơn giá thiết kế quy hoạch đô thị (triệu đồng/ha), được xác định như sau:
Quy mô (ha) ≤5 10 20 30 50
Đơn giá (triệu.đ/ha) 64,80 47,52 38,88 34,78 25,92
Quy mô (ha) 75 100 200 300 ≥500
Đơn giá (triệu.đ/ha) 20,16 18,14 11,79 10,40 7,03
* K1: Hệ số áp dụng theo tỷ lệ lập quy hoạch. K1=1,0 đối với QHCT tỷ lệ 1/500; K1=0,7 đối với QHPK tỷ lệ 1/2.000; K1=0,5 đối với QHPK tỷ lệ 1/5.000.
* K2: Hệ số áp dụng đối với quy mô lập quy hoạch trên 500ha. K2=0,9 đối với quy mô từ trên 600ha đến 1.000ha; K2=0,8 đối với quy mô từ trên 1000ha đến 1.500ha; K2=0,7 đối với quy mô từ trên 1.500ha đến 2.000ha; K2=0,6 đối với quy mô trên 2.000ha.
* K3: Hệ số áp dụng đối với khu vực quy hoạch thuộc địa giới hành chính của nhiều tỉnh, thành phố. K3=1,2 đối với khu vực quy hoạch thuộc địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố; K3=1,4 đối với khu vực quy hoạch thuộc địa giới hành chính của ba tỉnh, thành phố.
Ghi chú:
1. Dịch vụ miễn phí kèm theo: Tư vấn chiến lược, tư vấn lập đề cương dự toán
2. Báo giá chưa bao gồm:
– Thuế giá trị gia tăng (10%);
– Chi phí lập nhiệm vụ thiết kế;
– Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiet ke nha dep ;
– Chi phí mua thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ thiết kế;
– Chi phí cho các cuộc họp của CĐT để xem xét các đệ trình của Nhà thầu;
– Chi phí điều tra xã hội học phục vụ thiết kế;
– Chi phí thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế;
– Chi phí giao dịch trong quá trình thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế;
– Chi phí quản lý lập quy hoạch, lấy ý kiến cộng đồng, công bố quy hoạch;
– Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
– Chi phí làm mô hình thiết kế;
– Chi phí đưa tim mốc công trình ra thực địa;
– Chi phí bảo hiểm tư vấn thiết kế;
– Chi phí mua bản quyền trí tuệ thiết kế;
– Chi phí đi lại, lưu trú của cán bộ Nhà thầu để tham gia các cuộc họp có liên quan tới thiết kế và giám sát tác giả theo yêu cầu của CĐT;
– Chi phí cho các công việc tư vấn, thiết kế khác.
Văn Phòng Tư Vấn Thiết Kế Kiến Tạo Việt
www.kientaoviet.vn