Thiết Kế Trường Học
Thiết Kế Trường Học.
Thiết kế trường học – Không chỉ riêng một đất nước hay một dân tộc nào đó mới biết quan tâm, chú ý đến việc bồi dưỡng kiến thức cho thế hệ trẻ mà đó gần như là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới này. Tuy nhiên, không phải ở đâu người ta cũng có điều kiện để trang bị cho con em mình một môi trường học tập lý tưởng, tuyệt vời nên một khi ở nơi nào đó có một ngôi trường như thế mọc lên thì nó mau chóng trở thành niềm mơ ước không chỉ của các học sinh địa phương mà còn của nhiều nơi khác nữa…
Trong một ngôi trường ( thiết kế trường học ) thường có các khu chức năng như sau:
+ Cổng trường, tường rào: là nơi tiếp đón và bảo vệ học sinh trong quá trình học tập.
+ Khu để xe giáo viên và khu để xe học sinh: được tính theo tiêu chuẩn và ở gần cổng chính.
+ Sân chơi: Là nơi diễn ra các hoạt động thư giãn, thể dục thể thao và tập chung của toàn trường.
+ Sân vườn, cây xanh, tiểu cảnh: Bố trí hàng cây theo khoảng cách và 2 bên quanh khu sân trường.
+ Khối nhà học: Số lượng phòng học được tính theo tiêu chuẩn và số học sinh trong khu vực.
+ Khối nhà hiệu bộ: Bố trí gần khu học, gần cổng chính và dễ tiếp cận.
+ Khối nhà nghiên cứu, thí nghiệm, thực hành, thư viện: có thể bố trí chung với khu hiệu bộ hoặc riêng.
+ Khối nhà ăn, giải khát: Bố trí khu cuối trường, gần nhà thể chất và khu nghỉ của học sinh ( nếu có ).
+ Khối nhà thể chất: Bố trí cuối hường gió và tách biệt khỏi khối nhà học, gần sân thể thao của trường.
+ Khu sân thể thao, rừng cây, đất dự trữ phát triển: Là phần đất phía sau trường.
+ Khu nhà lưu trú học sinh, nhà công vụ: Dành cho giáo viên và học sinh trường bán trú, đặt xa khu học.
1, Khái quát chung
Chương trình giảng dạy là một trong chương trình bắt buộc trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu hình thành kiến thức cũng như nhân cách của con người, được học các môn học khác nhau, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô… Ở mỗi nước khác nhau thì có những qui định về lứa tuổi học tiểu học khác nhau. Ở Việt nam: từ 3-6 tuổi là cấp mẫu giáo, 7-11 tuổi là cấp tiểu học, 12-15 tuổi là cấp phổ thông trung học cơ sở, 16-18 là cấp phổ thông trung học, trên 18 tuổi là đại học và trên đại học.
Thiết kế trường học cấp 2 tại phường Quan Hoa Hà Nội
Sự phát triển giáo dục phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, từ điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của mỗi nước. Nội dung học vấn không phải là bất biến, nó được biến đổi dưới sự ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa cũng như lí luận dạy học, phương pháp học.(theo GS.TS.KTS Nguyễn Đức Thiềm)
Hệ thống trường học Việt Nam hiện nay nói chung, chủ yếu được xây dựng sau hòa bình lập lại, với kiểu dạy học thuần tuý lí thuyết không có sự kết hợp giữa học và thực hành, các lớp học được nối với nhau bằng những hành lang dài, trước hành lang là sân trường dành cho mọi hoạt động của trường.
Hiện nay điều kiện xã hội đã khác, khái niệm trường tiểu học không đơn thuần chỉ là nơi học sinh học văn hóa mà còn là môi trường để các em rèn luyện thể lực, tiếp xúc với bạn bè, phát triển cá tính nên chương trình học dần dần được phát triển, một số môn học năng khiếu và các hoạt động phụ trợ( rèn luyện thể chất, thể thao…) được đưa vào chương trình học với các hoạt động ngoài trời,các bộ phận thực hành xen vào các giờ học giúp cho học sinh nắm bắt nhanh lý thuyết, tăng sự sảng khoái về tinh thần và đào tạo học sinh một cách toàn diện. Do đó một chức năng mới cho trường học là phải có các khối chuyên biệt cho việc đào tạo thẩm mỹ và rèn luyện thể chất cho học sinh.
Chương trình học ngoại ngữ đang được đưa vào giảng dạy chuyên nghiệp ở lứa tuổi tiểu học, trẻ em được khuyến khích sử dụng máy tính để truy cập internet và tạo cơ sở dữ liệu riêng cho nên trường tiểu học ngày nay phải có những phát triển về tổ chức không gian, kết cấu không gian, thiết bị nghe nhìn, máy tính máy chiếu…cho phù hợp với phương pháp giảng dạy mới.
Mô hình học bán trú 2 buổi/ ngày (do yêu cầu xã hội, bố mẹ đi làm cả ngày nên gửi con cả ngày ở trường) cũng phát triển mạnh, do đó việc đưa thêm các môn học năng khiếu, rèn luyện thể chất, phát triển cá tính… được đưa vào nhiều.
2. Vị trí xây dựng ( theo TCXDVN) trong thiết kế trường học.
-Nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư, bán kính phục vụ phân theo từng cấp học, chọn vị trí cao ráo, sạch sẽ, cảnh quan đẹp, yên tĩnh cho giảng dạy-học tập. Đối với miền núi, bán kính phục vụ có thể đến 2000m.
-Không nằm cạnh những cơ sở thường xuyên có tiếng ồn và chất độc hại như: cơ sở chăn nuôi, chợ, xí nghiệp, nhà máy…Trường hợp bắt buộc phải xây dựng gần thì phải có khu đệm trồng cây với chiều rộng ít nhất 30m.
-Giao thông thuận lợi đáp ứng việc đi lại hàng ngày của học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, không nằm trên những đường có mật độ giao thông lớn, đường tàu hỏa…vì an toàn của các học sinh.
-Nằm ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng mạng lưới kỹ thuật hạ tầng cơ sở của khu dân cư (đường sá, cấp thoát nước, điện, thông thin…).
-Diện tích đất dành cho các khu vực so với diện tích đất toàn khu vực được tính theo tỉ lệ sau:
Diện tích xây dựng, thiết kế kiến trúc :14-20%, có thể đến 25% cho thành phố.
Diện tích đất cho vườn thí nghiệm, khu thực hành: 16-20%
Diện tích đất làm sân chơi, bãi tập: 40-50%
Diện tích làm đường lại: 15%
– Trong khu đất xây dựng trường phải được bảo vệ bằng hàng rào cao ít nhất 1,2m.
– Diện tích toàn bộ khu đất trường học tính theo bảng dưới:
Trong thiết kế trường học xây dựng ở thành phố cho phép giảm diện tích khu đất xuống 10%. Ở nông thôn có thể tăng thêm nhưng không quá 10%.