Xem tuổi làm nhà, hướng nhà đẹp, kiêng kỵ khi xây nhà
Theo quan niệm của phong thủy, khi xây dựng nhà ở cần xem tuổi của chủ nhà với năm làm nhà xem có vi phạm những điều kiêng kị khi xây nhà hay không và chọn hướng nhà đẹp là như thế nào?
I/ Một số lưu ý khi xem tuổi làm nhà
Trong bài viết này, Kiến Tạo Việt sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính tuổi và năm làm nhà cơ bản nhất để không phạm vào những điều kiêng kị.
Khi làm nhà, cần lưu ý không được vi phạm vào các năm: Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai.
Những năm Tam Tai của các tuổi:
– Các tuổi Thân, Tí, Thìn: Tam tai tại các năm Dần, Mão, Thìn.
– Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm Thân, Dậu, Tuất.
– Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại những năm Tỵ, Ngọ, Mùi.
– Các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: Tam tai tại những năm Hợi, Tý, Sửu.
Tránh những năm phạm Kim Lâu:
Tính theo tuổi âm lịch, ví dụ sinh năm 1968 dương lịch, năm nay 2010 là bao nhiêu tuổi Âm Lịch, lấy 2010 – 1968 = 42 + 1 = 43 tuổi, các tuổi khác cũng tính như vậy.
Những tuổi phạm vào năm Kim lâu: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Tránh những năm phạm Hoang Ốc:
Tính theo tuổi âm lịch, ví dụ sinh năm 1952 dương lịch, năm nay 2010 là bao nhiêu tuổi Âm Lịch, lấy 2010 – 1952 = 58 + 1 = 59 tuổi, các tuổi khác cũng tính như vậy.
Những tuổi phạm Hoang Ốc: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75
Nếu phạm vào 1 trong 3 yếu tố trên như Hoang Ốc hoặc Tam Tai thì còn có thể dùng được, phạm vào 2 trong 3 yếu tố trên thì không nên tiến hành xây dựng, tu tạo nhà ở, vì sẽ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
II/ Hướng nhà đẹp
Phong thủy có câu “nhất vị, nhị hướng“, tức là vị trí, cách xếp đặt quan trọng hơn cả, nếu gặp hướng không tốt thì có thể xoay trở vị trí để khắc phục.
Bốn tiêu chí tốt xấu về hướng:
1. Tốt xấu theo hướng khí hậu: ví dụ như hướng nam và lân cận nam (đông nam và tây nam) là những hướng tốt đối với điều kiện khí hậu Việt
Bởi thế, “làm nhà hướng nam” là một trong những kinh nghiệm xây dựng dân gian để đón được gió mát, tránh được gió lạnh.
2. Tốt xấu theo hướng mệnh trạch: có thể tham khảo các sách về Dịch học và văn hóa truyền thống phương Đông để dễ dàng tìm ta cung mệnh của mỗi người tương ứng với các phương hướng cát hung. Dịch học phương Đông quy định có 8 mệnh cung tương ứng với 8 hướng trong tự nhiên theo 8 quẻ của bát quái, phân thành hai nhóm là nhóm đông tứ mệnh và tây tứ mệnh.
Nguyên tắc chung là người theo nhóm đông tứ mệnh thì ở nhà đông tứ trạch, người theo nhóm tây tứ mệnh ở nhà tây tứ trạch. Khi đi sâu vào từng hướng cụ thể, sẽ có thêm các phân tích ngũ hành sinh khắc để xác định hướng hợp và không hợp.
3. Tốt xấu theo hướng phương vị: là hướng của một vùng, một vật (hay người) ta xét so với một điểm gốc nào đó. Ví dụ nói “trước mặt thoáng đãng, sau lưng có chỗ dựa, tả long hữu hổ“ là ý nói đến hướng xung quanh của một chủ thể ta xét. Khi chủ thể di chuyển, thay đổi, quay về đâu thì trước sau phải trái thay đổi theo. Cùng một dãy nhà (tức là nhìn ra cùng một hướng) và cùng buôn bán giống nhau, nhưng có nhà thuận lợi có nhà khó khăn là vì mỗi nhà bên trong và bên ngoài, trước sau phải trái có phương vị khác nhau.
4. Tốt xấu theo hướng giao tiếp: ngoài việc ứng phó với môi trường thiên nhiên, con người cũng phải ứng xử với môi trường xã hội. Vì thế, nhà cần quay mặt (hoặc cửa, lối vào một không gian nào đó) ra những vị trí thuận lợi cho việc giao tiếp. Cha ông ta dạy nhất cận thị – nhị cận giang – tam cận lộ là nói lên những lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ xưa đến nay vẫn không khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản.
Như vậy, khi xem xét một ngôi nhà có hợp hướng hay không, ta phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp cả bốn loại hướng, chứ không đơn giản là “nghe thầy nói hợp hướng đông bắc“ thì cố tìm bằng được nhà hướng đông bắc, xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị. Cần phân tích trước tiên xem bốn loại hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng hay không.
III/ Kiêng kỵ khi xây nhà
Trong cùng một sân, dù là nhà của mình, cũng không được phòng bên lớn hơn và cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau, nếu không đầy tớ sẽ khinh chủ.
Trước nhà không được có ngôi nhà đổ nát dù có người ở hay không. Có nhà đổ nát trước cửa khiến người ta mất hướng: Nhà đổ nát có nhiều vi khuẩn; nhà bỏ hoang dễ là nơi của kẻ lang thang trú ngụ; nhà xiêu vẹo dễ đổ sập, trẻ nhỏ chơi trong đó rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.
Cổng nhà ở đối diện với góc nhà người khác, không tốt.
Nếu góc của tường vây (tường rào) nhà người khác chĩa vào cửa nhà mình, thì gọi là “nê tiêm sát”. Nếu góc tường chĩa vào bên trái nhà, thì bất lợi cho đàn ông; nếu góc tường chĩa vào bên phải, thì bất lợi cho đàn bà.
Nhà kiểu chữ bát: mồ côi, nghèo khổ, nhiều tật bệnh.
Nhà kiểu chữ hỏa: bế kinh.
Nhà kiểu cái quạt: vất vả, lênh đênh.
Quá giang nhỏ cột to, cột bé tí: thường bị người áp đảo.
Điệp đống (hai thượng lương chồng lên nhau) mà không có chái, nhà đổ bị ôn dịch.
Nhà to không lưu gió, tan nát, người không có.
Nhìn từ xa, nhà như ở dưới hồ, cô quả (góa vợ góa chồng), nhân khẩu hiếm.
Nhà trước cao nhà sau thấp, hại con, xung khắc vợ.
Nhà sau cao, nhà trước thấp, già trẻ đều mê muội.
Giữa cao, trước sau thấp, vợ chồng không hòa thuận.
Giữa cao, trái phải thấp, hay bị chuyện thị phi.
Chân tường rơi lả tả, sa sút và tai họa.
Mặt bằng diện tích trước hẹp sau rộng thì cả phú lẫn quý.
Mặt bằng diện tích trước rộng sau hẹp, của cải ít.
Mặt bằng diện tích hình tam giác, không người lẫn của.
Bốn góc mặt bằng đều có khiếm khuyết, tuyệt đối không được ở.
Nhà quá to, nhân khẩu quá ít, không tốt. Nhà quá nhỏ, nhân khẩu quá đông, không tốt. Nhà ở của các con không được làm trong sân nhà cha mẹ.
Nếu ghép hai nhà làm một thì không được nối liền mái hiên.
Mặt tiền rộng hơn chiều dài, không tốt.
Số phòng trong nhà, bao gồm phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà tắm, nhà xí v.v… có liên quan đến lành dữ. Một phòng là cát. Hai phòng không can hệ gì. Ba phòng là hung. Bốn phòng, hung. Năm phòng, cát. Sáu phòng, cát . Bảy phòng, cát. Tám phòng, hung. Chín phòng, cát.
Số lượng cũng chỉ được là số lẻ, tránh số chẵn.
Nhà ở nên dùng gỗ thuộc dương, như tùng, san, mai; không được dùng gỗ thuộc âm, như lật, nam, hòe.
Từ bên ngoài mà có thể trông thấy cột cái thì sẽ có đứa con bất hiếu.
Nhà xây dựng xong, ngoại hình không được như chữ sơn hoặc chữ đột. Nhà như vậy không đẹp, cũng không an toàn.
Văn Phòng Tư Vấn Thiết Kế Kiến Tạo Việt
www.kientaoviet.vn