Thiết Kế Biệt Thự 1 Tầng: Biệt Thự Xa Xỉ Nhất Trong Các Loại Biệt Thự.
Nội dung bài viết
Với tình hình nền kinh tế của nước ta hiện nay, có thể nói đất chính là “công nghệ lõi”, vì vậy việc xây nhà một tầng sẽ bỏ phí tiềm năng và cơ hội sinh lời trên từng mét vuông mặt bằng. Lợi nhuận kiếm được từ việc khai thác tối đa mặt bằng đất thổ cư là nguồn thu nhập không chỉ béo bở mà còn rất ổn định. Cho nên, dù có rất nhiều ưu điểm về an toàn cũng như sự thoải mái trong sinh hoạt, thiết kế biệt thự 1 tầng lại không được ưa chuộng do rất ít gia chủ đủ giàu để có thể ưu tiên trải nghiệm sống mà ngó lơ nguồn thu nhập khổng lồ này. Điều này cho thấy biệt thự 1 tầng quả không hổ danh là vua của các biệt thự.
Các mẫu thiết kế biệt thự một tầng nổi bật.
Ưu điểm nổi bật của thiết kế biệt thự một tầng:
- An toàn, tiện lợi cho người cao tuổi, trẻ em và người khuyết tật: Với thiết kế một tầng, không có cầu thang, người già, trẻ nhỏ và những người khuyết tật sẽ có một cuộc sống dễ dàng hơn, ít xảy ra các tai nạn đáng tiếc từ quá trình leo trèo.
- An toàn hơn khi xảy ra hỏa hoạn hoặc các tai nạn hy hữu: Khi xảy ra hỏa hoạn thì với biệt thự 1 tầng, xung quanh 360 độ, chỗ nào có cửa đều là chỗ thoát hiểm. Hơn nữa, khi cháy, ngọn lừa, hơi nóng và khí độc sẽ bốc lên trên gây ngạt khói cho người ở tầng cao, tuy nhiên biệt thự 1 tầng không có tầng trên nên sẽ không bị ảnh hưởng.
- Tạo không gian sống mở, thoải mái kết hợp với cảnh quan sân vườn: Trong thiết kế biệt thự một tầng thường hay bắt gặp khoảng không gian mở kết hợp với bể bơi hoặc sân vườn. Khoảng không gian này chính là điểm ăn tiền của những căn biệt thự 1 tầng, đem đến trải nghiệm sinh hoạt nghỉ dưỡng ngay tại căn nhà của gia chủ.
- Dễ dàng và tiết kiệm chi phí trong khâu bảo trì bảo dưỡng: Do chỉ có 1 tầng nên thiết kế biệt thự này khiến cho việc bảo trì bảo dưỡng rất đơn giản do không phải trèo cao.
- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và thiết kế chịu lực: Với duy nhất 1 tầng, phần móng và tường nhà của tầng trệt sẽ không cần thiết kế theo hướng chịu lực, đơn giản hơn trong khâu vẽ bản vẽ thiết kế cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu
- Thoáng mát và thân thiện với môi trường: Ở Việt Nam nhất là vào mùa hè, ở trên tầng cao không thể không dùng điều hòa do tầng càng cao thì càng nóng, nhưng với thiết kế biệt thự 1 tầng thì phòng nào cũng mát do đều nằm ở tầng trệt. Ngoài ra, nếu kết hợp cửa sổ trời, tận dụng được ánh sáng tự nhiên rất tốt cho thị lực và cơ thể. Tóm lại, biệt thự 1 tầng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tiết kiệm điện cho chiếu sáng và làm mát.
Nhược điểm của thiết kế biệt thự 1 tầng
- Phụ thuộc nhiều vào diện tích, chi phí mặt bằng đắt đỏ: Đây chính là điều kiện cần để có thể xây dựng được một căn biệt thự 1 tầng đáng sống với đầy đủ tiện nghi – điều mà rất ít gia chủ có thể đáp ứng được.
- Thiếu sự riêng tư & bất tiện khi tích hợp hoạt động kinh doanh ở mặt tiền: Có lẽ chúng ta đã không lạ gì việc cho thuê mặt bằng tầng trệt để kinh doanh. Tuy nhiên, biệt thự 1 tầng đồng nghĩa với việc các thành viên trong gia đình cũng sẽ sinh hoạt cùng tầng với mặt bằng cho thuê, gây ra sự bất tiện cũng như ảnh hưởng tới sự riêng tư của đôi bên.
- Chưa tối ưu được diện tích mặt bằng: Biệt thự 1 tầng sẽ có không gian sống và lưu trữ hạn chế hơn so với biệt thự nhiều tầng trên cùng 1 diện tích mặt bằng.
Những lưu ý khi thiết kế biệt thự 1 tầng.
- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý.
Yêu cầu cấp phép xây dựng biệt thự là một bước quan trọng và bắt buộc đối với mỗi chủ biệt thự trước khi tiến hành sửa chữa, xây dựng hoặc hoàn thiện công trình nhà ở. Dưới đây là danh sách các tài liệu và thủ tục pháp lý mà gia chủ cần chuẩn bị để được cấp phép xây dựng biệt thự:
- Đơn đề nghị cấp phép xây dựng: Chủ biệt thự cần nộp đơn đề nghị cấp phép xây dựng tới cơ quan chức năng. Đơn này cần được điền đầy đủ thông tin và ký kết bởi gia chủ hoặc đại diện pháp lý của họ.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Chứng nhận quyền sử dụng đất là tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất tại vị trí dự án. Đây là một tài liệu quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và cần được cung cấp khi xin phép xây dựng.
- Bản cam kết về an toàn công trình: Chủ đầu tư cần cung cấp một bản cam kết về việc đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng và các công trình lân cận. Cam kết này đảm bảo rằng dự án xây dựng sẽ tuân thủ các quy định an toàn và bảo vệ môi trường.
- Hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng: Để xin phép xây dựng, chủ biệt thự cần chuẩn bị một hồ sơ thiết kế đầy đủ và chi tiết. Hồ sơ này thường bao gồm các tài liệu liên quan đến thiết kế kiến trúc, kỹ thuật, và xây dựng của công trình. Các bản vẽ kỹ thuật cần được phê duyệt và chứng nhận bởi đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt: Bản vẽ thiết kế kỹ thuật là một phần quan trọng của hồ sơ thiết kế và cần phải được phê duyệt bởi cơ quan chức năng trước khi được cấp phép xây dựng. Đây là tài liệu thể hiện thiết kế chi tiết của công trình.
- Xác định nhu cầu và ưu tiên.
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình xây dựng công trình, dựa trên nhu cầu của gia chủ và nhân khẩu trong gia đình, việc vẽ lên một bản thiết kế đáp ứng chính xác đực nhu cầu và sự ưu tiên của gia chủ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sai sót trong quá trình thi công cũng như tối ưu chi phí xây dựng.
- Xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể.
Việc xây dựng cụ thể kế hoạch tài chính theo từng quá trình trong khâu thiết kế và xây dựng không chỉ giúp cho gia chủ cũng như ban giám sát thi công có một kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể khi giám sát mà còn có thể dùng để đo lường hiệu quả giám sát, tránh sai sót và tiết kiệm được rất nhiều chi phí cũng như những sự cố đáng tiếc cho các bên.
- Lựa chọn thời điểm xây dựng.
Ở Việt Nam, địa hình trải dài từ Bắc vào Nam và mỗi vùng miền lại có 1 đặc trưng thời tiết khác nhau ví dụ như miền Bắc có 4 mùa quanh năm nhưng miền Nam lại chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Cho nên việc lựa chọn thời điểm xây dựng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng và tốc độ thi công công trình. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, đa số thợ xây là thợ nông nhàn nên thị trường xây dựng tấp nập vào cuối năm để chuẩn bị nghỉ Tết nhưng phải đến sau rằm các thợ mới nghỉ tết xong, nên việc chọn đúng khoảng thời gian vàng để thi công có thể tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ công trình.
- Giám sát chặt chẽ quá trình thi công và xây dựng.
Các cụ có câu “Cha chung không ai khóc” để phản ánh chữ hiếu trong một gia đình quá đông con và qua đó cũng phản ánh lên xã hội mà chúng ta đang sống. Rõ ràng đội thợ phải đến cả chục người, gia chủ sẽ không thể tin rằng cả một tập thể sẽ vì căn nhà của mình mà cố gắng. Có lẽ cái họ quan tâm hơn cả là nhận công rồi về nghỉ, vậy nên việc gia chủ phải túc trực, phối hợp với tổ giám sát để giảm thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí và kịp theo tiến độ công trình.