Thi công trần thạch cao

Thi công trần thạch cao

Thi công trần thạch cao

Xin giới thiệu những bước cơ bản trong việc lắp đặt và hoàn thiện thi công trần nhà thạch cao để bạn có thể tự thi công hoặc giám sát thi công cho ngôi nhà của mình.Trong thiết kế và thi công trần thạch cao cho kiến trúc nhà đẹp, có hai hệ trần là hệ khung trần nổi và hệ khung trần chìm. Có thể tạm phân biệt như sau, hệ khung trần nổi là đứng nhìn lên trần ta thấy được bề mặt khung xương giá đỡ thạch cao và hệ khung trần chìm thì ta không nhìn thấy vì thạch cao được bắn vít từ thạch cao treo vào xương.

cach am phong karaoke 2Vậy các bước thi công lắp đặt như sau:
HỆ KHUNG TRẦN NỔI

Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí thiết kế nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện.

Cấu tạo:

Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.

Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chớnh để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế.

Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.

Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.

Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:

Sau khi hoàn chỉnh phần mái,  chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng. Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường, vách.

Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1,2m.

Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.

Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.

Khung xương trần nổi thường được sử dụng trong văn phòng với mảng trần lớn và để lộ viền tạo phong cách công nghiệp, khỏe và hiện đại.

HỆ KHUNG TRẦN CHìM

Là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.

Cấu tạo:

Thanh chính: là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo hoặc tăng đơ.

Thanh phụ: được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần.

Thanh viền: Là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ.

Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần.

Phụ kiện: Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh.

Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:

Sau khi hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước nivo, đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan và định khoảng lỗ đinh chốt không quá 30cm.

Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1,200m.

Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty zen của điểm treo tạo ra khung dọc. Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1m.

Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh  chính) bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính.

Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các mũ vít phải chìm vào mặt tấm.

Bước 7: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng.

Khung xương trần chìm thường được sử dụng trong công trình trang trí đòi hỏi có sự uốn lượn và các đường chỉ thường không theo quy luật đường thẳng.

Nhờ có nhiều lợi thế: uyển chuyển, sắc sảo trên từng chi tiết… nên hệ thạch cao đang là lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng trong việc trang trí nội thất, đặc biệt là cho trần và vách ngăn.

Tuy nhiên, để một hệ thạch cao thật sự là “hoàn mỹ bên ngoài, vững chãi bên trong” thì ngoài yếu tố kiến trúc, chúng còn phải được thiết kế và thi công một cách đúng kỹ thuật và an toàn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các hệ sản phẩm đúng với từng chức năng sử dụng là thật sự cần thiết.

Để có một công trình thạch cao đạt tính thẩm mỹ, đảm bảo bền vững và an toàn có nhiều tiêu chí mà chủ nhân ngôi nhà phải xem xét.

Trước tiên khi chọn sản phẩm thạch cao làm trần hay vách, nên chọn đồng bộ sản phẩm và phụ kiện từ một nhà sản xuất hơn là chọn từng sản phẩm riêng lẻ, trôi nổi từ các nhà sản xuất khác nhau. Điều này sẽ giúp gia chủ thật sự an tâm với độ an toàn cho ngôi nhà của mình nhờ tính đồng bộ của sản phẩm. Khi có sự cố sẽ tránh được sự đổ lỗi giữa các nhà sản xuất khác nhau.

Với tấm thạch cao, tùy vào không gian sử dụng mà chọn loại tấm tiêu chuẩn Standardcore, tấm chống ẩm Moistbloc hay tấm tiêu âm Echobloc… để phát huy tối đa công năng của sản phẩm.

Nên chú ý đến khung, sản phẩm này là giá đỡ cho toàn bộ hệ trần và vách. Việc sử dụng đúng loại khung sẽ làm hệ thạch cao được bền đẹp trong suốt quá trình sử dụng.

Phụ kiện thường được xem là chi tiết nhỏ nhặt nên nhiều người thường bỏ qua, không chú ý đến chúng. Tuy nhiên các chi tiết này được xem là nhỏ nhặt này là nhân tố kết nối các vật liệu riêng lẻ thành hệ thạch cao hoàn chỉnh. Cần sử dụng loại chống rỉ tốt, đủ chắc chắn để kết dính các phần tử khác.

Khi chọn nhà thi công, nên chọn nhà thi công uy tín. Khi thi công tuân thủ theo đúng tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất, kể cả việc sử dụng các phụ kiện hoàn thiện, xử lý mối nối tấm thạch cao bằng vật liệu chuyên dụng phù hợp.

 Hải Yến